Loãng xương ở tuổi vị thành niên là gì?

Loãng xương là một loại bệnh về xương, bệnh này phát triển khi xương yếu đi và bớt đặc. Khi trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên phát triển bệnh loãng xương, tình trạng này được gọi là loãng xương ở tuổi vị thành niên.

Loãng xương ít gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù con số chính xác người trẻ tuổi mắc bệnh này không rõ ràng. Loãng xương ở tuổi vị thành niên thường bị gây nên bởi một căn bệnh hoặc tình trạng có từ trước hoặc do thuốc trẻ đang dùng. 

Xem phần Xét Nghiệm Mật Độ Khoáng trong Xương: Ý Nghĩa của các Con Số để biết thông tin về cách chẩn đoán loãng xương.

Loãng xương ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Từ khi sinh ra cho đến độ tuổi 20, hầu hết mọi người đều tăng khối lượng xương cho đến khi xương của họ đạt được độ chắc và mật độ cao nhất. Khối lượng xương tối đa của họ càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống càng thấp. 

Loãng xương ở tuổi vị thành niên phát triển trong những năm xương đang hình thành và có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bệnh có thể dẫn đến:

  • Sụt chiều cao hoặc chậm phát triển.
  • Rủi ro gãy xương cao.

Điều gì gây nên loãng xương ở tuổi vị thành niên?

Loãng xương ở tuổi vị thành niên thường bị gây nên bởi một bệnh trạng y tế có từ trước, thuốc dùng để điều trị bệnh trạng đó, hoặc một số hành vi liên quan đến chế độ ăn và tập thể dục. 

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến khối lượng xương và gia tăng nguy cơ mắc loãng xương ở tuổi vị thành niên bao gồm: 

  • Bệnh celiac.
  • Bại não.
  • Bệnh xơ nang.
  • Rối loạn ăn uống. 
  • Viêm khớp tự phát ở tuổi vị thành niên.
  • Bệnh thận.

Một số loại thuốc điều trị bệnh này và các bệnh khác mà có thể ảnh hưởng đến khối lượng xương bao gồm:

  • Thuốc chống co giật (dùng để phòng ngừa hoặc điều trị co giật).
  • Corticosteroid.
  • Cyclosporine.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Một số hành vi cũng có thể ảnh hưởng đến mật độ khoáng trong xương của trẻ và nguy cơ bị loãng xương, ví dụ như:  

  • Không hoạt động trong thời gian dài vì bị chấn thương hay bệnh khác, ví dụ như bại não.
  • Ăn chế độ ăn không lành mạnh, đặc biệt nếu không có đủ canxi và vitamin D.
  • Tập thể dục quá nhiều, đặc biệt nếu như việc đó khiến thanh thiếu niên là nữ ngừng có kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên là gì?

Trong các trường hợp cực hiếm, bác sĩ không thể xác định nguyên nhân mắc loãng xương ở trẻ hoặc thanh thiếu niên. Bệnh trạng này được gọi là loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên. Các dấu hiệu đầu tiên thường là gãy xương, có thể dẫn đến đi khập khiễng và đau ở lưng, hông và bàn chân. 

Loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên thường bắt đầu ngay trước tuổi dậy thì ở các bé trai hoặc bé gái khỏe mạnh. Tình trạng này thường được chẩn đoán khi bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như bệnh khác hoặc thuốc.

Nếu con quý vị bị loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên, sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng do gãy xương. Nhưng trẻ có lẽ sẽ phát triển lại bình thường trong vòng vài năm. Đa số trẻ bị loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên sẽ bắt kịp phát triển lại. Nhưng nếu bệnh nặng, nó có thể gây nên tác động vĩnh viễn, ví dụ như dị dạng.

Có các biện pháp điều trị nào cho bệnh loãng xương ở tuổi vị thành niên?

Với bệnh loãng xương ở tuổi vị thành niên, điều quan trọng là cần phải xác định và điều trị các nguyên nhân cơ bản được biết đến. Ngoài ra, nếu con quý vị dùng thuốc mà có thể giảm khối lượng xương, bác sĩ có thể chọn liều thấp nhất có thể nhằm kiểm soát bệnh để giảm thiểu tác động lên sức khỏe xương. Ngoài ra, con quý vị có thể hưởng lợi từ chế độ ăn giàu canxi và vitamin D (hoặc thực phẩm chức năng) và hoạt động thể chất. 

Xem phần Canxi và Vitamin D: Quan Trọng cho Sức Khỏe Xương để biết thêm thông tin về lượng canxi và vitamin D cần thiết và cách nhận thêm các chất dinh dưỡng này.

Các loại thuốc được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị bệnh loãng xương ở người lớn đôi khi được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương ở tuổi vị thành niên. Các bác sĩ có thể khuyên dùng những loại thuốc này cho trẻ em bị gãy xương ở một số đốt sống và đau xương nghiêm trọng (xem phần Loãng Xương (Osteoporosis) để biết thêm thông tin về các loại thuốc này).

Trẻ em và thanh thiếu niên bị loãng xương vô căn ở tuổi vị thành niên có thể không cần điều trị vì bệnh thường tự mất đi. 

Các tùy chọn điều trị khác có thể bao gồm:

  • Vật lý trị liệu.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D.

 

Nội dung này được Viện Viêm Khớp và Các Bệnh Cơ Xương và Da Quốc Gia (NIAMS) tạo ra nhờ sự đóng góp từ: